Phép toán tetra

Trong toán học, tetration hoặc hyper-4 trong hyperoperation là một phép toán dựa trên phép lặp hoặc sự lặp lại của luỹ thừa, tetration được hiểu là "luỹ thừa chồng chất". Theo định nghĩa tetration là "luỹ thừa lặp" (hoặc "chồng") nên tetration là một phép toán hai ngôi được viết dưới dạng b a {\displaystyle {^{b}a}} , trong đó a {\displaystyle a} được gọi là "cơ số" và b {\displaystyle b} là số lần a {\displaystyle a} luỹ thừa lặp chính nó (hoặc số lần lặp lại của a {\displaystyle a} ) được gọi là "chiều cao", tương tự như luỹ thừa. Như vậy, b a {\displaystyle {^{b}a}} sẽ được biến đổi thành một tháp luỹ thừa a a ⋅ ⋅ a {\displaystyle {a^{a^{\cdot ^{\cdot ^{a}}}}}} và b {\displaystyle b} là số tầng luỹ thừa của a {\displaystyle a} tính từ cơ số và b a {\displaystyle {^{b}a}} sẽ được đọc là "tetration bậc b {\displaystyle b} của a {\displaystyle a} " hoặc " a {\displaystyle a} tetration bậc b {\displaystyle b} ". Tetration là phép toán bậc tiếp theo sau lũy thừa, nhưng trước pentation. Thuật ngữ "tetration" theo tiếng Anh được Reuben Louis Goodstein đặt ra từ từ tetra- nghĩa là "bốn" trong tiền tố Hy Lạp và itetration nghĩa là "sự lặp lại" để chỉ phép lặp tạm dịch là "sự lặp lại lần thứ bốn". Tetration cũng được định nghĩa đệ quy như n a := { 1 nếu  n = 0 a ( ( n − 1 ) a ) nếu  n > 0 {\displaystyle {^{n}a}:={\begin{cases}1&{\text{nếu }}n=0\\a^{\left(^{(n-1)}a\right)}&{\text{nếu }}n>0\end{cases}}} cho phép cố gắng mở rộng "chiều cao" của tetration thành các số không phải số tự nhiên chẳng hạn như số thực hoặc số phức.Hai phép toán nghịch đảo của tetration được gọi là siêu cănsiêu logarit, tương tự như căn bậc n và hàm logarit. Không có hàm nào trong ba hàm này là hàm số sơ cấp.Tetration được sử dụng để ký hiệu các số rất lớn.